PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐÍNH
Video hướng dẫn Đăng nhập

                                        GIỚI THIỆU VỀ VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM –

               TIỂU HỌC KIM ĐÍNH HOÀN THÀNH BÀI VÕ TẬP THỂ CHO HỌC SINH KHỐI 3, 4, 5

Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần của con người mà thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của con người Việt Nam.

Văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó có Võ học và Võ đạo, sản sinh trên nền tảng giá trị lịch sử, phong tục tập quán, địa lý và tâm thức dân tộc. Võ học và Võ đạo Việt Nam hình thành lên triết lý sống “Nhân Văn và Thượng Võ”, là kim chỉ nam để dân tộc ta trường tồn và phát triển.

Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với truyền thống lao động cần cù, tính hiếu học và tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Lịch sử, Võ cổ truyền Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, được truyền bá và lưu giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng tộc cũng như các võ đường, lò võ trên các vùng miền của đất nước. Cũng qua những thăng trầm của sự phát triển đó, Võ cổ truyền Việt Nam đã thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, trở thành một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhân dân ta đã dùng võ để rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ, tôi luyện ý chí sắt đá và ứng dụng trong các trò chơi, lễ hội để tăng cường sự giao lưu trong cộng đồng.

Với chủ trương “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngành Thể dục thể thao đã quan tâm sưu tầm, nghiên cứu phát triển các trò chơi vận động dân gian, các hoạt động thể thao dân tộc để trở thành các môn thể thao dân tộc trong đó hoạt động Võ cổ truyền Việt Nam được quan tâm ưu tiên phát triển hàng đầu.

Cùng với tiến trình giao lưu, trao đổi, mở rộng các mỗi quan hệ hợp tác, phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật... với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Võ cổ truyền Việt Nam cũng đã sớm hiện diện ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, theo nhiều con đường, thời điểm và lý do khác nhau. Ngoài ra Võ cổ truyền Việt Nam còn “xuất ngoại” thông qua con đường ngoại giao, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, thương phẩm, thăm viếng, du lịch giữa các nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, thương nhân, du khách...của các nước với nước ta và nước ta với các nước từ nhiều thế kỷ trước, nhưng sâu rộng và nhanh mạnh hơn cả là kể từ khi người Việt sang học tập, công tác, định cư lâu dài ở nhiều châu lục, trong đó có khá đông các nhà nghiên cứu võ học, hoạt động võ thuật, các võ sư, huấn luyện viên và võ sĩ nổi tiếng qua các thế hệ.

Đặc biệt, kể từ khi nước ta mở rộng hội nhập, quan hệ hợp tác và phát triển toàn diện với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài yêu chuộng Võ cổ truyền Việt Nam có cơ hội đến nước ta nghiên cứu, thi đấu, biểu diễn, giao lưu và học tập võ cổ truyền, để rồi sau đó trở về nước mình hoặc đến một số quốc gia khác truyền bá, giảng dạy, phát triển theo tôn chỉ, mục đích riêng của từng môn phái và theo xu hướng “trăm hoa đua nở”.

Nhà nước ta cũng đã thường xuyên cử các đoàn Võ cổ truyền Việt Nam sang các nước để thắt chặt quan hệ, giao lưu, trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực võ thuật và khuyến khích các võ sư, huấn luyện viên cao cấp, võ sĩ trong nước đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để giảng dạy, thi đấu, biểu diễn và truyền bá Võ cổ truyền Việt Nam, góp phần cùng với các thế hệ võ sư, huấn luyện viên, võ sĩ người Việt ở hải ngoài và người nước ngoài đã và đang học tập Võ cổ truyền Việt Nam đồng tâm, hiệp lực, ra sức vun đắp, nâng cao uy thế, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới phong phú, đa dạng của Võ cổ truyền Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì thế Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ là một môn thể thao đơn thuần mà đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa thể chất và là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Việt Nam.

Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là lĩnh vực rộng, có tính xã hội cao, có vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao ở nước ta. Việc Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước, quốc tế. Ngày 3 tháng 01 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020”.
Một nhiệm vụ quan trọng của trường Tiểu học Kim Đính trong năm học 2017-2018, tổ chức dạy võ cho học sinh khối 3,4,5 lồng ghép vào chương trình môn thể dục. Và sau bao ngày tập vất vả của thày và trò, hôm nay ngày 19/4/2018, các em học sinh đã biểu diễn thành công bài võ đồng diễn. Xin chúc mừng thày và trò đã hoàn thành mục tiêu đề ra.

Một số hình ảnh buổi đồng diễn võ:

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các em dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô giáo, đã tận dụng những nguyên vật liệu phế thải có thể tái chế để tái sử dụng, các loại hạt, lá cây để tạo ra các sản phẩm STEM ... Cập nhật lúc : 14 giờ 47 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Hoà chung không khí thi đua sôi nổi của phụ nữ cả nước lập thành tích kỉ niệm ngày 8/3, nhằm tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vị trí, vai trò của của phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 13 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 3.3, Liên đoàn Lao động huyện Kim Thành tổ chức Liên hoan văn nghệ công chức, viên chức, người lao động lần thứ XI năm 2024. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 34 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trong tháng ba có một ngày thật đặc biệt , ngày 8/3- và mỗi năm cứ đến ngày này, khắp nơi tưng bừng chuẩn bị nhiều hình thức tổ chức kỷ niệm, tôn vinh, nhớ ơn các bà, các mẹ, các cô, các ... Cập nhật lúc : 21 giờ 46 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 – 2024, các em học sinh khối 3,4,5 Trường Tiểu học Kim Đính đã có buổi trải nghiệm tham quan chùa Linh Quang đầy bổ ích và ý nghĩa. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 24 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tiết sinh hoạt dưới cờ tuần 22 của liên đội trường TH Kim Đính kết hợp với các khối lớp tổ chức buổi sinh hoạt với chủ điểm " Mùa Xuân trên quê hương " ... Cập nhật lúc : 10 giờ 50 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản về việc kết thúc niêm yết công khai kế hoạch huy động tài trợ năm học 2023 – 2024. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 30 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới, trường Tiểu học Kim Đính tổ chức gặp mặt đầu xuân năm 2024. Đây là hoạt động thường niên nhằm khơi gợi sự hứng khởi, gắn bó, tậ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 3 phút - Ngày 15 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện theo KH nhà trường và nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn sắp đến, trường Tiểu học Kim Đính hân hoan tổ chức buổi Hoạt động trải nghiệm Chợ Tết quê em. ... Cập nhật lúc : 13 giờ 44 phút - Ngày 4 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Hòa chung không khí vui tươi chào đón ngày Tết, trường Tiểu học Kim Đính đã tổ chức Hội chợ mùa xuân diễn ra vào ngày 2/2/2024 thật tưng bừng, náo nhiệt. Đặc biệt là gian hàng hoa quả ngày ... Cập nhật lúc : 13 giờ 37 phút - Ngày 4 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra Môn Toán khối 5 giữa học kì II năm 22-23.
Đề kiểm tra Môn TV khối 5 giữa học kì II năm 22-23
Đề kiểm tra Môn Toán khối 4 giữa học kì II năm 22-23.
Đề kiểm tra Môn TV khối 4 giữa học kì II năm 22-23.
Đề KT Tiếng việt khối 5 cuối kì 2 năm 21-22
Đề KT Toán khối 5 cuối học kì 2 năm 21-22
Đề KT Toán khối 4 cuối học kì 2 năm 21-22
Đề KT Tiếng việt khối 4 cuối kì 2 năm 21-22
Đề KT Toán khối 3 cuối học kì 2 năm 21-22
Đề KT Tiếng việt khối 3 cuối kì 2 năm 21-22
Đề KT Toán khối 2 cuối học kì 2 năm 21-22
Đề KT Tiếng việt khối 2 cuối kì 2 năm 21-22
Đề KT Toán khối 1 cuối kì 2 năm 21-22
Đề KT Tiếng việt khối 1 cuối kì 2 năm 21-22
Đề KT Lịch sử+ Địa lí khối 4 cuối học kì 2 năm 21-22
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2023-2024
Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2023
Hướng dẫn thực hiện Công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2023-2024
Kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho HS, SV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch công tác truyền thông năm 2024
Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT trong trường năm 2024
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP và an ninh năm học 2023-2024
Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc giai đoạn 2022-2025
Kế hoạch kiểm tra nội bộ 2023-2024
Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 4
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024
Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2023
Công văn số 1100 /SGD &ĐT-GDTH ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục tiểu học
Công văn số 4088/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2022 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023
Kế hoạch công tác pháp chế ngành giáo dục tỉnh Hải Dương năm 2023
123